CÁCH TRỒNG DỪA SÁP ĐÚNG CÁCH

CÁCH TRỒNG DỪA SÁP ĐÚNG CÁCH

I.Khâu chọn giống.

  • Đây là khâu vô cùng quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và năng suất của dừa sau này. Do đó, bạn cần lựa chọn cây giống có khả năng phát triển tốt, không có bất kỳ dấu hiệu xuất hiện nào của sâu bệnh.

  • Chọn những cây con đủ tiêu chuẩn để đem trồng, số lá trên cây phải đạt từ 5 đến 6 lá, cây tách lá kép sớm, tán lá xum suê, có gốc thân to.

II.Phương pháp trồng.

  1. Đất trồng:

  • Dừa sáp rất thích hợp với đất cát pha, có độ ph từ 5,5 đến 6,5 là tốt nhất, có thể trồng xung quanh bờ ao hoặc trồng tập chung đối với diện tích lớn.

  • Khi trồng cần lưu ý tránh đặt dừa ở những nơi đất thấp dễ ngập nước, nên tìm những nơi có điều kiện thoát nước tốt. Ở những vùng đất phèn (độ pH thấp 4.5) cần chú ý đến cách lên liếp để ngăn chặn các chất độc như sắc nhôm ảnh hưởng đến bộ rễ.

  • Nếu đất mới lập là nền đất lúa, trong 2 năm đầu nên lên ụ để trồng, sau 2 năm tiến hành bồi liếp từ thì khoản 3 đến 4 năm sẽ được các liếp hoàn chỉnh.

  1. Khoảng cách và mặt độ trồng:

  • Khoảng cách thay đổi tùy theo các yếu tố:

+ Đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa.

+ Dừa cao: 9m x 9m, mật độ 143 cây/ha.

+ Dừa lai: 8m x 8m, mật độ 160 cây/ha.

+ Dừa lùn: 7m x 8m, mật độ 180 cây/ha.

  • Nếu trồng xen canh các loại cây khác nên trồng với khoảng cách thưa để đảm bảo đây đủ ánh sáng cho những cây phía dưới.

  1. Làm đất:

  • Phải đào mương lên liếp hoặc lên ụ trong 1 đến 3 năm đầu.

  • Liếp đôi: bề rộng 10m – 11m, trồng 2 hàng dừa vào hai bên cách bờ mương từ 1-1.5m.

  • Liếp đơn: Bề Rộng 5m – 6m, trồng 1 hàng thẳng vào giữa.

  • Tùy theo đất và điều kiện thực tế mà chọn cách lên liếp cho phù hợp, quan trọng là phải có mô dày (0.8 – 1m) để đảm bảo cho bộ rễ phát triển của dừa phát triển tốt.

  • Lên ụ: kích thước ụ không nên quá nhỏ sẽ bị hốc nước vào mùa khô, cạnh đái ụ phải được được 3 – 3.5m, mặt ụ phải đạt 2 – 2.5m.

  • Sau 2-3 năm phải nối ụ lại thành liếp đơn hoặc liếp đôi để cây có thể phát triển và sinh trưởng bình thường.

  1. Kỹ thuật trồng:

  • Đào hố: Kích thước hố từ 50x50x60cm hoặc 60x60x60cm đào theo kiểu hình họp.

  • Chuẩn bị hố trồng:

  • Đổ một lớp xơ dừa hoặc rơm rạ oai mục vào dưới đáy hố. Nếu khu vực trồng là đất phèn cần bón vôi ở đáy hố trước khi trồng ít nhất 1 tháng.

  • Lớp đất mặt sử dụng hỗn hợp phân chuồng, tro trấu, phân hữu cơ, trên cùng nên lấp một lớp đất mỏng.

  • Chăm sóc:

  • Cây con cần được che mát, dọn sạch cỏ xung quanh để các loại sâu bệnh không có nơi cư trú và sinh sản.

  • Dừa sau khi trồng cần được bổ sung nước ít nhất 1 lần/ ngày, khi dừa phát triển được tầm 30 ngày thí tiến hành bón phân urê.

  • Khi cây phát triển đến giai đoạn trổ bông bón 1 kg phân NKP 16-16-8 và 10kg phân hữu cơ, bằng cách đào rãnhxung quanh gốc, cách gốc khoản 1.5m tiến hành bỏ phân và đấp đất lại.

  • Nếu muốn dừa đạt tỷ lệ sáp cao, cơm dày thì ở giai đoạn trổ bông hãy thụ phấn nhân tạo cho cây.

  1. Phòng trừ sâu bệnh:

  • Phòng trừ sâu bọ và các bệnh trên dừa là biện phát giúp cây phát triên tốt và tăng năng suất rõ rệt.

  • Một năm nên cắt những bẹ lá khô ít nhất 2 lần để tránh chuột cắn phá, cần nuôi thả một số loại ong ký sinh để chung tiêu diệt sâu bọ.

  • Cần theo dõi và thăm vườn thường xuyên nhầm phát hiện sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Từng giai đoạn sống của cây sẻ bị những tác nhân gây hại khác và cách phòng trị khác nhau:

+ Giai đoạn vườn ươm thường có rệp, bệnh cháy lá..

+ Giai đoạn cây con có bọ dừa, kiến vương, đuông.

+ Giai đoạn cho trái thường có kiếng vương, đuông, chuột, nức trái, rụng trái.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *