CÁC LOẠI SÂU BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY DỪA SÁP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

CÁC LOẠI SÂU BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY DỪA SÁP

VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

  1. Các loại bệnh hại dừa.

  2. Bệnh đốm lá:

  • Đây là bệnh thường gặp trên cây dừa, bệnh gây ra bởi hai loại nấm là Pestalozzia palmarum Cke và Helminthosorium sp. Triệu chứng gây hại đầu tiên trên lá bắt đầu xuất hiện những đốm vàng, sau đó lớn dần thành vết cháy làm cho lá bị cháy khô. Bệnh này thường xuất hiện nhiều ở những vùng thiếu Kali.

  • Bệnh đốm lá (cháy lá) làm giảm khả năng quang hợp, làm chậm quá trình sinh trưởng của cây. Dẫn đến năng suất Trái dừa bị giảm sút và gây thiệt hại nhiều ở cây con.

  • Biện pháp khắc phục:

  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, cần bón thêm Kali nhất là khi dừa đang ở giai đoạn vườn ươm cây con, sẽ giúp cây kháng bệnh và nhanh cho trái.

  • Chăm sóc cho bộ rễ khỏe hơn.

  • Khi phát hiện bệnh bà con nên phun thuốc có chứa các hoạt chất như: Propiconazole, metalaxyl, hexaconazole,…

  • Kiểm tra thường xuyên các đốm trên lá để xem xét phun thuốc tuỳ theo mức độ bệnh của cây.

  1. Bệnh thối đọt:

  • Bệnh do nấm Phytophthora palmivora Butler, nấm thường gây bệnh vào đầu mùa mưa, độ ẩm cao. Từ khi nấm bệnh xâm nhiễm vào, đến khi dừa chết thì khoảng 3-5 tháng.

 

 

 

  • Nấm gây hại bằng cách tấn công vào đỉnh sinh trưởng làm cho củ hủ bị thối, cây không sinh trưởng được dẫn đến việc cây sẽ chết khi lá vàng khô và rụng.

  • Cây dừa bị bệnh thối đọt mới nhìn rất giống như cây bị đuông tấn công, tuy nhiên quan sát kỹ sẽ không thấy ấu trùng, nhưng có mùi thối rất khó chịu.

  • Biện pháp khắc phục:

  • Tránh trồng nơi ẩm thấp, vườn trồng dừa phải cao ráo, thoát nước tốt. Không nên trồng quá dày, thiếu ánh sáng.

  • Thường xuyên vệ sinh vườn dừa, phá hết lùm bụi, làm cỏ để tạo thông thoáng cho vườn dừa.Nên đốn và tiêu hủy cây bị bệnh (không trị được) để tránh sự lây lan .

  • Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm khi cây vừa chớm bệnh (những lá trên hơi vàng trong khi những lá dưới vẫn xanh).

  1. Bệnh nứt trái, rụng trái ở dừa:

  • Nứt, rụng trái có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: sự tấn công của nấm Fusarium sp., thiếu kali, thiếu nước hoặc ngập úng.

 

  • Biện pháp khắc phục:

  • Cần bón phân cân đối và đầy đủ cho dừa thường xuyên đặt biệt là kali, nên bón vôi ít nhất 2 lần/ năm.

  • Mùa khô cần tưới đủ nước, tránh ngặp úng vào mùa mưa.

  • Rãi muối vào các bẹ lá 1-2 lần/ năm cho cây.

  1. Các sâu, bọ hại dừa.

  2. Bọ dừa :

  • Bọ dừa hay còn gọi là Bọ cánh cứng, giai đoạn trứng, nhuộng, thành trùng điều xảy ra trong nách lá, lá chét còn non. Chúng ăn lớp biểu bì làm lá bị héo, mất khả năng quang hợp. Tùy mức độ gây hại mà hoa cái bị rụng ảnh hưởng đến việc đậu trái, năng suất giảm.

  • Cây dừa bị bọ tấn công rất dễ dàng nhận biết bởi các lá ngọn bị cháy, lá cong queo.

 

  • Biện pháp khắc phục:

  • Chăm sóc tốt cho cây dừa để rút ngắn thời cây phát triển lá ngọn để bọ dừa ko có nơi sinh sản.

  • Thường xuyên kiểm tra lá đọt để phát hiện sớm, cắt bỏ những lá bị bọ cánh cứng tấn công.

  • Nếu cây có biểu hiện nặng hơn thì dùng Ambush phun 4 lần 1 tuần cho đến khi hết bị bọ tấn công.

  1. Kiến Vương:

  • Kiến vương là một loại côn trùng gây hại phổ biến và gây thiệt hại nhiều cho dừa. Thành trùng là giai đoạn gây hại của kiếng vương, chúng đục vào phần mô mềm ở cuối bẹ lá dừa, đối với cây dừa lớn, kiến vương tấn công vào bẹ lá ngọn và đỉnh tăng trưởng của cây. Vì vậy, khi lá mọc ra có hình tam giác và lá chét bị cắt có hình răng lược. Kiến vương có tập tính ăn thêm rất mạnh và đọt dừa là món ăn khoái khẩu của chúng.

 

  • Biện pháp khắc phục:

–     Vệ sinh cây không để chỗ cho kiến vương gây hại, dọn dẹp hoặc đốt những đống rác, thân, lá dừa hoai mục để hạn chế chỗ kiến vương đẻ trứng, lưu trú. Kiểm tra định kỳ nếu phát hiện có thể bắt bằng tay.

–     Xử lý phòng trừ trứng và ấu trùng của kiến vương thường phát triển ở trong các đống phân hữu cơ, sử dụng thuốc Basudin, Furadan rãi trực tiếp để hạn chế thành trùng gây hại cho vườn dừa.

–    Dùng thuốc hoá học rãi Padan, Basudin lên bẹ lá vào những tháng mà kiến vương bắt đầu gây hại để ngừa sự phá hại của chúng. Khi cây dừa bị kiến vương tấn công thì bỏ các loại thuốc hạt như Basudin vào lỗ nơi chúng đục, khoét sau đó dùng đất trét lại.

  1. Đuông dừa:

  • Đuông là côn trùng gây hại khó trị nhất do khó phát hiện, nó bắt đầu tấn công đọt non đến khi phát hiện thì đỉnh sinh trưởng đã bị phá hủy, các lá ngọn héo vàng và đỗ ngã xuống. Ngoài ra đối với cây còn nhỏ đuông cũng có thể tấn công ở gốc hoặc thân.

  • Nếu đuông tấn công trên thân cây, thì cây vẫn sống nhưng cho năng suất rất thấp. Nhưng trong trường hợp này trên thân có những lỗ đục nhỏ, có những bã xác rơi ra ở những lỗ đục và có ít nhựa màu nâu chảy dọc theo thân. Nếu nặng cây có thể bị gẫy ngang do thân cây đã bị rỗng.

 

  • Biện pháp khắc phục:

  • Để ngăn cản sự tấn công của Đuông, cần tránh những tổn thương trên dừa.Do đó là nơi tạo chỗ đẻ trứng của đuông, có thể sử dụng bột than để bịt kín các vết nứt trên cây..

  • Khi phát hiện dừa mới bị Đuông tấn công, có thể dùng phương pháp thủ công để bắt đuông và các loại ấu trùng gây hại hoặc dùng thuốc trừ sâu để xử lý kịp thời.

  • Đối với các cây dừa bị sâu Đuông phá hại nặng nên đốn xuống và đem tiêu huỷ để hạn chế lây lan.

  1. Sâu nái,

  • Sâu nái trưởng thành thường đẻ trứng vào ban đêm ở dưới bề mặt lá,giai đoạn sâu non từ 29 đến 32 ngày, sau đó hình thành kén nhộng giai đoạn nhộng kéo dài từ 24-25 ngày. Đến giai đoạn sâu non có màu sắc và kích thước thay đổi tùy theo từng tuổi của ấu trùng, từ màu vàng rơm đến màu vàng có lẫn xanh lá cây. Cơ thể sâu mềm có nhiều lông nhỏ như kim, khi chạm vào rất ngứa.

 

  • Giai đoạn ấu trùng là giai đoạn phá hoại chủ yếu của loại sâu này, ấu trùng sẽ ăn lớp biểu bì bên dưới lá. Đến khi lớn chúng ăn toàn bộ phiến lá, lá sơ xác cây không quang hợp được dẫn đến giảm năng suất.

  • Biện pháp khắc phục:

  • Kích thước sâu nái khá lớn và xuất hiển ở bề mặt lá nên dễ dàng phát hiện có thể bắt chúng bằng tay khi dừa nhỏ, lưu ý nên đeo bao tay trước khi bắt do sâu nái có thể gây ngứa.

  • Sử dụng bẩy đèn để tiêu diệt bướm trưởng thành khi chui ra kén.

  • Sử dụng thiên địch ký sinh như ruồi (tachinids) hoặc ong bắp cày để giảm tối thiểu tác hại của sâu nái.

  • Nếu xuất hiện ở mật độ cao, có thể xử dụng thuốc trừ sâu có hoạt chất Abamectin, Emamectin benzoate, Cypermethrin… để phun.

  1. Chuột:

  • Ở những vùng thiếu nước ngọt, thiệt hại do chuột có thể chiếm đến 30% đên 40%. Chuột thường xuất hiện ở những vườn um tùm, nhiều cỏ, chúng cắn phá rễ, đụt khoét trái ở phần mền để ăn cơm dừa và nước.

 

  • Biện pháp khắc phục:

  • Vệ sinh vườn và dọn bớt tán lá để pha nơi trú ẩn của chuột.

  • Đặt vòng thiết hoặc nhựa xung quanh thân cách gốc 2m ở các cây dừa không giao tán. Trong trường hợp vườn trồng quá dày sẽ không hiệu quả.

  • Bẫy chuột theo cách truyền thống như bẫy tre, bẫy lòng.

  • Dùng bã độc phosphor kẽm theo tỉ lệ 19 phần mồi và 1 phần thuốc đặt ở gốc hoặc ở ngọn.

  1. Ốc Sên:

  • Ốc sên là loại động vật thân mền chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng. Chúng có thể cắn đứt rễ hoặc ăn các các đọt non làm cây chậm phát triển, gây nhiều vết thương và tạo nhiều điều kiên cho nấm bệnh xâm nhập..

 

  • Biện Pháp khắc phục:

  • Ốc sên thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, chúng thích sống ở những nơi ẫm ướt,chiều mát cũng là lúc ốc sên bắt đầu đi tìm thức ăn.

  • Thường xuyên ra kiểm tra vườn nếu phát hiện thì có thể diệt bằng tay, ốc sên rất thích những thức ăn có mùi thơm nên ta có thể tận dụng lại những võ trái cây có mùi thơm bỏ ở nơi ẩm ướt để làm mòi dẫn dụ ốc sên tập chung dễ thu gom và tiêu diệt chúng.

  • Có thể sử dụng vôi bột hoặc muối rãi trên mặt đất khoản 2 đến 3 lần 1 tháng để tiêu diệt chúng một cách hiệu quả.

  • Nếu những cách trên không đạt hiệu quả cao thì có thể sử dụng thuốc chuyên đặt trị các loại ốc sên.

  1. Châu chấu:

  • Đây là loài sinh vật có khả năng di chuyển nhanh và sức phá hoại lớn, chúng có thể tập chung thành đàn để di cư tìm nguồn thức ăn và nơi đẻ trứng.

  • Châu chấu gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây trồng, chúng ăn trụi lá, làm cây trơ cành và khô héo.

 

  • Biện pháp khắc phục:

  • Dọn sạch cỏ xung quanh để chúng không có nơi trú ngụ và để trứng.

  • Theo dõi tình hình xuất hiện của châu chấu nếu ít có thể bắt bằng tay hoặc bằng vợt.

  • Sử dụng các chế phẩm nấm sinh học để phòng trừ, tuy nhiên hiệu quả chậm.

  • Nếu mật độ châu chấu cao có nguy cơ gây hại cao ăn trụi lá, có thể sử dụng các loại thuốc đặt trị có trên thị trường hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *